ĐỌC LỜI CHÚA
Trước Công Đồng Vatican II, Giáo Hội cho rằng «Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ», nhưng Hiến chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II, chương 16 nói về những người không thuộc Kitô giáo xác định: «Những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi» (Lumen Gentium 16). Và Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes cũng nói về khả năng được cứu rỗi của những người ngoài Kitô giáo: «Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực sự là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, cho nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào Mầu nhiệm Phục Sinh ấy, cách nào đó chỉ có Chúa biết thôi» (Gaudium et Spes 22§5).
Dựa vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II, các nhà thần học Ấn Độ trong cuộc hội thảo tại Nagpur ở Ấn độ năm 1971 khi bàn về “giá trị cứu độ của những tôn giáo khác”, đã nhấn mạnh: «Những người được cứu độ sẽ nhận được ơn cứu độ (qua ân sủng mà Thiên Chúa ban cho) ngay trong truyền thống tôn giáo của mình, nên những kinh điển và nghi thức khác nhau của các truyền thống tôn giáo trên thế giới có thể là những cách diễn tả khác nhau, trong những mức độ khác nhau, của cùng một mặc khải thần linh, và đều dẫn đến ơn cứu độ» (Xem D.S. AMALORPAVADAS trích dẫn trong bài «Traditions religieuses, développement et libération», trong Théologies du Tiers Monde, Paris, L’Harmattan, 1977).
· Gs
24,1-2a.15-17.18b: (2) Ông
Giôsuê nói với toàn dân: (15)
«Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ
Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ. Về phần tôi và gia đình
tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa».
(16) Dân đáp lại: (18) «Chúng
tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi».
· Ep
5,21-32: (22) Người làm vợ
hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa. (25) Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội
Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.
· TIN MỪNG: Ga 6,54a.60-69
Một số môn đệ bỏ Đức
Giêsu,
nhưng Phêrô tuyên xưng lòng tin
Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do thái: (54) «Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời». (60) Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: «Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?»
(61) Nhưng Đức Giêsu tự mình
biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: «Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp
nhận được ư? (62) Vậy nếu
anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? (63) Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt
chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. (64) Nhưng trong anh em có những kẻ không tin».
Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giêsu đã biết
những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. (65) Người nói tiếp: «Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha
không ban ơn ấy cho». (66)
Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.
(67) Vậy Đức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: «Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay
sao?» (68) Ông Simôn Phêrô
liền đáp: «Thưa Thầy, bỏ Thầy thì
chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. (69) Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận
biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa».
CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Câu Đức Giêsu nói: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời» có lạ tai
không? Câu nói trên cần phải hiểu theo nghĩa tâm linh hay theo nghĩa vật chất?
Sau khi câu nói câu ấy, Đức Giêsu có nói câu nào để hướng dẫn người nghe phải
hiểu theo nghĩa tâm linh không? Ngài nói gì?
2. Nếu bạn là các môn đệ Ngài hồi ấy, khi nghe
lời ấy, bạn sẽ phản ứng thế nào? bỏ Ngài và rút lui, hay theo Ngài tới cùng như
Phêrô?
3. Trước hai phản ứng khác nhau của các môn đệ,
ta rút ra bài học gì? Có nên tin vào lý trí của mình hơn tin vào Thầy mình, hay
vào Thánh Thần chăng?
Suy
tư gợi ý:
1. «Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?»
Khi nghe Đức Giêsu
nói: «Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì
được sống muôn đời» (Ga 6,54), chẳng những người Do-thái nghe không lọt
tai, mà ngay cả các môn đệ cũng có những người không chấp nhận được. Họ đã hiểu
câu Ngài nói theo nghĩa vật chất, theo nghĩa đen, mà không chịu hiểu theo nghĩa
tâm linh, theo Thần Khí. Thế là «nhiều
môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa». Ngài đã để mặc họ bỏ Ngài, vì
thấy họ không thích hợp với công việc của Ngài, vốn mang nhiều tính chất «thần khí» hay tâm linh.
a) «Ai có
tai thì nghe!» hay «ai hiểu được thì
hiểu!»
Trong Tin Mừng có
nhiều trường hợp tương tự như trường hợp này. Nhiều lần, Đức Giêsu nói xong,
người ta không hiểu, Ngài chẳng những không giải thích thêm, lại còn nói: «Ai có tai thì nghe» (nghĩa là: ai hiểu
được thì hiểu) (Mt 11,15; 13,9; 13,43; Mc 4,9; 4,23; 7,16; Lc 8,8). Vì chân lý
không phải là ai cũng có thể hiểu và sẵn sàng đón nhận, như Ngài đã nói: «Thế là đối với họ, lời sấm của ngôn sứ Isaia
đã ứng nghiệm: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng
chẳng thấy, vì lòng dân này đã ra chai
đá» (Mt 13,14). Một hình thức của chai đá tâm trí là chỉ hiểu được lời
Chúa theo nghĩa vật chất mà không thể hiểu theo nghĩa tâm linh, chỉ biết chấp
vào lời mà không chịu hiểu ý, nhất là khi lời đó diễn tả những chân lý thâm sâu
về Thiên Chúa và đời sống tâm linh.
b)
Đừng hiểu theo nghĩa vật chất, mà theo
nghĩa tâm linh
Khi thấy có những môn
đệ không chấp nhận vì hiểu sai, Ngài đã soi sáng thêm: «Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em
thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?» (Ga 6,61). Ngài gợi ý cho
họ thấy hai cách hiện hữu của Ngài: cách hiện tại là hiện hữu trong xác thịt,
còn cách hiện hữu trước kia là hiện hữu trong thần khí. Nhắc tới hai cách hiện
hữu ấy, Ngài gợi ý cho các ông hiểu rằng: lời của Ngài cần hiểu theo nghĩa tâm
linh, chứ không thể hiểu theo nghĩa thể chất. Câu nói kế tiếp của Ngài lại càng
khai sáng vấn đề hơn: «Thần khí mới làm
cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời
Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống» (Ga 6,63). Lời Ngài nói
là thần khí chứ không phải xác thịt, nên phải hiểu theo nghĩa tâm linh chứ
không phải nghĩa thể chất. Hiểu theo nghĩa thể chất thì những từ «thịt» và «máu» Ngài vừa nói chính là thịt và máu vật chất, tức xác thịt. Ngài
đã loại bỏ cách hiểu này: «Xác thịt chẳng
có ích gì» (Ga 6,63). Ngài đề cao cách hiểu theo nghĩa tâm linh qua câu: «Thần khí mới làm cho sống» (Ga 6,63).
Thánh Phaolô cũng so
sánh hai cách hiểu ấy: «Giao Ước Mới không phải là Giao Ước căn cứ
trên chữ viết, nhưng dựa vào Thần
Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống» (2Cr 3,6).
Chữ viết là vật chất, ai chỉ hiểu lời Chúa theo nghĩa vật chất của chữ viết,
thì cách hiểu ấy sẽ giết chết tâm linh người ấy. Lời Chúa cần được hiểu theo
nghĩa tâm linh, nghĩa là «dựa vào Thần
Khí», cách hiểu này mới «ban sự sống».
Sự sống ở đây là sự sống tâm linh chứ không phải thể chất.
Về vấn đề giữ luật
cũng vậy. Chẳng hạn luật cắt bì là một luật hết sức quan trọng trong Cựu Ước,
nhưng thánh Phaolô chủ trương phải giữ luật ấy theo tinh thần của lề luật chứ không
phải theo chữ viết: «Phép cắt bì chính hiệu là phép cắt bì trong
tâm hồn, theo tinh thần của Lề
Luật chứ không phải theo chữ viết của Lề
Luật» (Rm 2,29).
Vậy, trong Kinh Thánh,
những chân lý thâm sâu cần được hiểu theo nghĩa tâm linh. Hiểu theo nghĩa vật
chất nhiều khi dẫn tới sự phi lý và không đem lại «sự sống» hay lợi ích thực tế.
2. Hai phản ứng khác nhau của các môn đệ
Khi nghe Đức Giêsu nói
câu khó hiểu, thậm chí có vẻ phi lý và chướng tai ấy, tôi nghĩ, chắc hẳn ngay lúc
ấy chẳng ai trong các môn đệ đủ trình độ để hiểu được ý nghĩa lời của Ngài. Nhưng
các môn đệ đã phản ứng theo hai cách: một số rút lui và số còn lại vẫn trung thành
theo Ngài.
a)
Đừng quá cố chấp vào những hiểu biết mình
đang có:
Những môn đệ từ bỏ
Ngài, không chịu làm môn đệ Ngài nữa, là vì họ nghe Ngài nói điều mà họ thấy là
phi lý không thể chấp nhận được. Họ hoàn toàn có lý của họ. Nhưng phải nói họ
là những người đã bị chai đá về mặt lý trí. Hễ điều gì họ đã cho là đúng, mà có
ai nói ngược lại, nói những điều không lọt tai họ, thì họ tiên thiên cho là
sai, và không thèm nghe, suy nghĩ hay tìm hiểu thêm. Những người này sẽ không
bao giờ tiếp nhận được những kiến thức mới, những khám phá mới về chân lý. Vì
chân lý thì vô tận, con người khám phá không ngừng và không bao giờ hết. Những
khám phá mới nhiều khi phủ nhận hoặc vượt qua những khám phá cũ. Chẳng hạn nếu
các em học sinh cấp I cứ chấp cứng vào kiến thức mà các em thu thập được ở
trường lớp là: không được lấy số lớn trừ số nhỏ vì đó là một sự phi lý, thì các
em sẽ cho các thầy dạy cấp II là dạy bậy. Vì ở cấp II, việc lấy số nhỏ trừ số
lớn để ra một số âm là chuyện bình thường. Hay ở cấp II và III, việc đặt số âm
trong một căn hiệu bậc chẵn là phi lý, nhưng ở đại học, khi học về số ảo, thì
một số âm vẫn luôn luôn có căn số, dù là bậc chẵn.
Đức Phật gọi tình
trạng cố chấp này là “sở tri chướng”
(nghĩa là kiến thức mình đã biết ngăn cản mình chấp nhận kiến thức mới đúng
hơn, cao sâu hơn). Ngài đưa ra một minh họa về vấn đề này: Một người có duy
nhất một đứa con mà ông rất thương yêu. Khi đi vắng, ông để đứa con ở nhà thì
kẻ cướp đến đốt làng cướp bóc và bắt con ông đi. Khi về, ông thấy thi hài một
đứa bé cháy đen bên căn nhà mình. Ông tin ngay là con mình và chôn cất trong sự
thương tiếc. Mấy tháng sau, con ông tìm cách thoát được bọn cướp, tìm về đến
nhà lúc nửa đêm và gõ cửa xin vào. Nhưng ông không chịu ra mở cửa vì cứ nhất
định là con ông đã chết rồi, và cho rằng đứa gõ cửa là một thằng mất dạy nào đó
trêu chọc ông. Rồi ông nhất quyết không nhận nó là con, bất chấp lời van xin
tha thiết của đứa con đích thực.
Người ta nói: «Khoa học là mồ chôn những giả thuyết»,
vì giả thuyết mới phủ nhận giả thuyết cũ. Sự vật thì không thay đổi, nhưng khi
ta biết 10 điều, ta nghĩ về sự vật thế này. Khi biết 100 điều, ta lại nghĩ thế
khác. Khi biết 1000 điều, ta lại nghĩ hoàn toàn khác nữa, v.v... Trong lãnh vực
tâm linh cũng vậy, khi tiến triển về mặt tâm linh, những kiến thức cũ sẽ trở
nên không còn phù hợp. Một số quan niệm hay luật trong Cựu ước không còn thích
hợp trong Tân ước, cũng tương tự như vậy đối với các Công Đồng Chung trong Giáo
Hội (nhiều quan niệm trong Công Đồng Triđentinô hay Công Đồng Vatican I không
còn thích hợp trong Công Đồng Vatican II [*]).
Vì thế, hãy luôn luôn tỉnh thức để đón nhận những đổi mới của Thánh Thần trong cả cách nhìn về Thiên Chúa và về những chân lý cao sâu. Các tư tế và kinh sư Do-thái chính vì chấp vào những hiểu biết dựa trên Kinh Thánh và thần học của họ mà đã lên án và giết Đức Giêsu!
Vì thế, hãy luôn luôn tỉnh thức để đón nhận những đổi mới của Thánh Thần trong cả cách nhìn về Thiên Chúa và về những chân lý cao sâu. Các tư tế và kinh sư Do-thái chính vì chấp vào những hiểu biết dựa trên Kinh Thánh và thần học của họ mà đã lên án và giết Đức Giêsu!
b)
Hãy tin tưởng vào sự hướng dẫn của Thánh
Thần:
Còn những môn đệ khác
mà điển hình là Phêrô, tuy cũng thấy phi lý và chói tai, nhưng nghĩ rằng mình
chưa hiểu được hết ý của Ngài. Qua những sự kiện thấy được nơi Đức Giêsu, họ
tin Ngài là người nắm được những chân lý cao siêu, là «Đấng Thánh của Thiên Chúa» (Lc 4,34). Vì thế, dù Ngài nói điều gì
nghe không lọt tai, họ vẫn tạm chấp nhận để tiếp tục theo Ngài, mong có cơ hội
sau này hiểu được điều ấy. Và đương nhiên sau này họ đều hiểu. Đó là thái độ
khiêm nhường nhưng rất hợp lý: cho rằng khả năng hiểu biết mình còn non kém thì
đúng hơn là cho rằng Thầy mình nói sai.
Tất cả những hiểu biết
của nhân loại – kể cả của Giáo Hội – đều là những hiểu biết tương đối, phù hợp
với số lượng những khám phá của họ. Khi khám phá ra nhiều sự kiện hơn nữa, ắt
nhiên mọi người sẽ phải thay đổi quan niệm hay hiểu biết của mình. Trong đời
sống tôn giáo hay tâm linh, điều quan trọng là chúng ta phải sẵn sàng đổi mới
quan niệm và sẵn sàng từ bỏ những kiến thức cũ của mình thì mới theo kịp Thánh
Thần. Ngài là Đấng luôn luôn «đổi mới mặt
đất này» (Tv 104,30) và sẽ dẫn chúng ta «tới sự thật toàn vẹn» (Ga 16,13). Nên nhớ cách hành động của Thiên
Chúa là: «Khi Thiên Chúa nói đến Giao Ước
Mới, Người làm cho giao ước thứ nhất hoá ra giao ước cũ; và cái gì cũ kỹ, lỗi thời,
thì sẽ tan biến đi» (Dt 8,13). Nếu ta cứ chấp vào giao ước cũ, làm sao ta
đón nhận được giao ước mới? Nên nhớ, chỉ một mình Thiên Chúa là không thay đổi,
còn mọi hiểu biết của con người về Thiên Chúa thì phải thay đổi theo trình độ
trí thức và tâm linh con người. Cứ chấp vào hiểu biết cũ làm sao đón nhận những
hiểu biết mới?
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, Thánh Thần
của Cha luôn luôn đổi mới mọi sự trong thế gian này. Xin cho chúng con biết
thích ứng với Thánh Thần, sẵn sàng từ bỏ quan niệm cũ, cách hiểu biết cũ để
theo quan niệm và cách hiểu biết mới mà Thánh Thần hướng dẫn. Đừng để chúng con
đi vào bánh xe đã đổ của các kinh sư Do-thái: cứ chấp vào hiểu biết cũ nên
không theo kịp cái mới của Thánh Thần, để cuối cùng bị đào thải về mặt tôn
giáo. Amen.
(Nguyễn
Chính Kết)
_______________________________
[*] Chẳng hạn, trước Công Đồng Vatican II, các tôn giáo khác bị coi là tà giáo, là sản phẩm của mà quỷ, nhưng theo Công Đồng Vatican II, các tôn giáo chân chính khác cũng là môi trường cứu độ của Thiên Chúa. Công Đồng nhìn nhận có chân lý trong các tôn giáo khác: «Giáo Hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét thấy những phương thức hành động, những lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo Hội duy trì, nhưng vẫn thường có ánh sáng của Chân Lý vốn hằng chiếu soi cho hết mọi người» (Tuyên ngôn Nostra Aetate 2§2). Công Đồng Vatican II chủ trương «phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo của họ (những người mình chung sống): phải lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong họ» (Sắc lệnh Ad Gentes 11§2).
Trước Công Đồng Vatican II, Giáo Hội cho rằng «Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ», nhưng Hiến chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II, chương 16 nói về những người không thuộc Kitô giáo xác định: «Những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi» (Lumen Gentium 16). Và Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes cũng nói về khả năng được cứu rỗi của những người ngoài Kitô giáo: «Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực sự là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, cho nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào Mầu nhiệm Phục Sinh ấy, cách nào đó chỉ có Chúa biết thôi» (Gaudium et Spes 22§5).
Dựa vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II, các nhà thần học Ấn Độ trong cuộc hội thảo tại Nagpur ở Ấn độ năm 1971 khi bàn về “giá trị cứu độ của những tôn giáo khác”, đã nhấn mạnh: «Những người được cứu độ sẽ nhận được ơn cứu độ (qua ân sủng mà Thiên Chúa ban cho) ngay trong truyền thống tôn giáo của mình, nên những kinh điển và nghi thức khác nhau của các truyền thống tôn giáo trên thế giới có thể là những cách diễn tả khác nhau, trong những mức độ khác nhau, của cùng một mặc khải thần linh, và đều dẫn đến ơn cứu độ» (Xem D.S. AMALORPAVADAS trích dẫn trong bài «Traditions religieuses, développement et libération», trong Théologies du Tiers Monde, Paris, L’Harmattan, 1977).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét